Thu hồi Nợ Doanh Nghiệp (Phần 1)
Trong quan hệ thương mại, nợ quá hạn là vấn đề phổ biến nhưng lại gây nhiều đau đầu cho doanh nghiệp, đặc biệt khi con nợ là doanh nghiệp có tiền nhưng lại chây ý, dây dưa, thiếu thiện chí trả nợ. Đối với chủ nợ, chọn phương án đòi nợ hiệu quả là yếu tố then chốt nhằm bảo vệ quyền lợi và duy trì dòng tiền cho hoạt động.
Phần 1: Các phương án đòi nợ thường được doanh nghiệp áp dụng
Trên thực tế, các doanh nghiệp thường lựa chọn một hoặc kết hợp các hình thức đòi nợ sau:
???? Thương lượng, nhắc nợ trực tiếp: Phương án linh hoạt, ít chi phí, nhưng phụ thuộc vào sự thiện chí của bên nợ, thiếu cơ chế ràng buộc pháp lý nếu không được cụ thể hóa bằng hợp đồng hoặc các văn bản thỏa thuận chính thức. Ngay cả khi đó, cũng không loại trừ khả năng doanh nghiệp con nợ tiếp tục vi phạm thoả thuận.
???? Khởi kiện dân sự ra Tòa án: Có tính ràng buộc pháp lý nhưng thủ tục kéo dài, khó cưỡng chế thi hành nếu con nợ không còn tài sản.
???? Yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản con nợ: Là “phát súng cảnh cáo” mạnh nhất về mặt pháp lý và uy tín đối với con nợ.
???? Xem xét yếu tố hình sự: Áp dụng trong vụ việc nếu con nợ có dấu hiệu trốn nợ, tẩu tán tài sản…
Mỗi phương án có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó, khi giải quyết tình huống thực tiễn, doanh nghiệp cần đánh giá cẩn trọng, toàn diện để chọn phương án phù hợp và hiệu quả.
Trong số nhiều phương án, yêu cầu mở thủ tục phá sản đang ngày càng được các chủ nợ xem xét như một công cụ mạnh mẽ cả về pháp lý lẫn tâm lý.